Thơ bà Ise no Taifu Ise no Taifu

Minh họa thơ Ise no Taifu bởi Utagawa Kuniyoshi

Đây là bài thơ được đánh số 60 trong tập thơ Ogura Hyakunin Isshu do Fujiwara no Teika biên tập:

Nguyên văn:Phiên âm:Dịch thơ:[1] Diễn ý:
いにしへの

奈良の都の

八重桜

けふ九重に

にほひぬるかな

Inishie no

Nara no miyako no

Yaezakura

Kyô kokonoe ni

Nioi nuru kana

Xưa anh đào tám lớp,

Tô điểm trời cố đô.

Bên ngai vàng chín bệ.

Hương sắc lại thêm phô.

(ngũ ngôn)Hoa tám tầng đẹp kinh xưa,

Nay vào cung nội hương đưa chín tầng.

(lục bát)
Hoa anh đào kép tám tầng (bát trùng),

Ngày xưa ở cố đô Yoshino.

Ngày nay được nở ở trong cung vua (cửu trùng)

Nên còn khoe hương sắc hơn một bậc.

Xuất xứ

Shika Wakashū (, Từ Hoa Tập?), thơ Xuân, bài 29.

Hoàn cảnh sáng tác

Theo lời thuyết minh trong Shika Wakashū, thời Thiên Hoàng Ichijō, có lệ hàng năm các tăng quan dâng hoa yaezakura (anh đào dày tám lớp) của vùng cố đô Nara (kinh đô Heijō), nhân đấy, ở Kyōto (kinh đô Heian) có cuộc vịnh hoa. Trong tập thơ riêng của mình, bà Ise no Taifu có ghi lại tường tận hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Theo đó, việc nhận hoa người ta đem tiến là phận sự của một nữ quan đàn chị. Bà đã đảm nhận chức này sau khi Murasaki Shikibu (tác giả bài 57) rút lui, nhường vinh dự ấy cho các đàn em hay chữ.[1]

Đề tài

Ca tụng cái đẹp của hoa anh đào ở cố đô Nara tương xứng với phong cảnh thái bình thịnh trị đương thời.

Tuy là một bài thơ có tính cách thù tạc nhưng Ise no Taifu dã khéo léo dùng chữ “bảy” (na) trong tên kinh đô Nara, “tám tầng” (yae) và “chín tầng” (kokonoe) để liên kết thời xưa (inishie) với đương thời (kyō). Tám tầng còn có nghĩa bát trùng lâu (gác 8 tầng) bên chùa Tōdaji ở Nara trong khi chín tầng là cung điện Heian hiện tại. Qua vẻ đẹp cành anh đào, tác giả ca tụng Triều đại thái bình đương thời. Chữ kyō cũng có hai nghĩa, vừa là kyō (今日, dịch: hôm nay?), vừa ám chỉ kyō (京, dịch: kinh?) là kinh đô Heian.

Yoshino, vùng núi non phía nam Nara không xa Kyōto, từng là kinh đô của 7 đời thiên hoàng kéo dài 74 năm (710-784). Còn hoa anh đào kép là một sản vật vùng Nara nên có thể nói là quí hiếm đối với người Kyōto. Điều này, tu sĩ Kenko đã nhắc đến trong đoạn 139 của cuốn tùy bút Tsurezuregusa (, Buồn buồn phóng bút?) của ông.

Tuy tác giả dùng chữ nioi (hương) nhưng nên hiểu ở đây là sắc (thưởng ngoạn bằng thị giác) như qui ước thi ca Nhật khi nói về hoa anh đào.